Đệ Nhị Thập Tứ Tắc (Bài Thứ Hai Mươi Bốn)

ĐỆ NHỊ THẬP TỨ TẮC

LY KHƯỚC NGỮ NGÔN

 

  • CỬ:

Phong Huyệt hoà thượng nhân tăng vấn:

      — Ngữ mặc thiệp li vi, như hà thông bất phạm?

Huyệt vân:

      — Trường ức Giang Nam tam nguyệt lý, Chá cô đề xứ bách hoa hương.

 

  • BÌNH:

Phong Huyệt cơ như xế điện, đắc lộ tiện hành. Tránh nại toạ tiền nhân thiệt đầu bất đoạn. Nhược hướng giả lý kiến đắc thân thiết, tự hữu xuất thân chi lộ. Thả ly khước ngữ ngôn tam muội, đạo tương nhất cú lai.

  

  • TỤNG:

Bất lộ phong cốt cú,

Vị ngữ tiên phân phó.

Tiến bộ khẩu nam nam,

Tri quân đại võng thố.

 

 BÀI THỨ HAI MƯƠI BỐN

LÌA KHỎI NÓI NĂNG

 

  • CÔNG ÁN:

Một ông tăng hỏi ngài Phong Huyệt [1]:

      — Nói hay im lặng đều là vặt vãnh, làm sao khỏi vướng mắc?

Sư đáp:

      — Giang Nam nhớ mãi ngày xuân ấm,

Hoa lừng trong chốn chá cô[2] kêu.

 

  • LỜI BÀN:

Thiền cơ của Phong Huyết như ánh chớp, gặp đường là đi, ngặt lại không phá được khuôn sáo của người xưa. Nếu chỗ này mà thấy cho xác thiết thì vạch được lối đi cho mình. Bây giờ thử rời bỏ ngôn ngữ tam muội[3], hãy đáp một câu xem!

 

  • KỆ TỤNG:

Câu kia còn nguyên vẹn,

Chưa thốt đã trọn lời.

Chân đi, mồm lẩm bẩm,

Biết ông kẹt lắm rồi.


[1] Phong Huyệt: (896-973) Thiếu thời nghiên cứu Khổng học, sau quay sang Phật học. Từng tham học với nhiều Thiền Sư danh tiếng bấy giờ.

[2] Chá cô: Loài di điểu, rất sợ hơi sương và khí lạnh, thường bay về phương nam để tìm hơi ấm mặt trời.

[3] Ngôn ngữ tam muội: (Tam muội: Samadhi, nghĩa là Định). Ngôn ngữ tam muội chỉ cái định cái định thể của ngôn ngữ. Rời ngôn ngữ tam muội là tứ cảnh giới nguyên ngôn, khởi ra một hoạt dụng (tức là phần ngôn ngữ trong hiện tượng). Thực ra, câu nói này của ngài Vô Môn chỉ có nghĩa giản dị là: Hãy nói một câu nghe chơi!