Đệ Nhị Thập Bát Tắc (Bài Thứ Hai Mươi Tám)

ĐỆ NHỊ THẬP BÁT TẮC

CỬU HƯỞNG LONG ĐÀM

                 

  • CỬ:

Long Đàm nhân Đức Sơn thỉnh ích để dạ.

Đàm vân:

      — Dạ thâm, tử hà bất hạ khứ?

Sơn toại trân trọng, yết liêm nhi xuất, kiến ngoại diện hắc khước hồi vân:

     — Ngoại diện hắc!

Đàm nãi điểm chỉ chúc độ dữ. Sơn nghĩ tiếp, Đàm tiện xuy diệt. Sơn ư thử hốt nhiên hữu tỉnh, tiện tác lễ.

Đàm vân:

     — Tử kiến cá thậm ma đạo lý?

Sơn vân:

     — Mỗ giáp tùng kim nhật khứ, bất nghi thiên hạ lão hoà thượng, thiệt đầu dã.

Chí minh nhật, Long Đàm thăng đường vân:

     — Khả trung hữu cá hán, nha như kiếm thụ, khẩu tự huyết bồn, nhất bổng đả bất hối đầu, tha thời dị nhật, hướng cô phong đỉnh thượng lập ngô đạo tại.

Sơn toại thủ sớ sao, ư pháp đường tiền, tương nhất cự hoả đề khởi vân:

    — Cùng chư huyền biện, nhược nhất hào trí ư thái hư, kiệt thế xu cơ, tự nhất tích đầu ư cự hác.

Tương sớ sao tiện thiêu, ư thị lễ từ.

 

  • BÌNH:

Đức Sơn vị xuất quan thời, tâm phẫn phẫn, khẩu phỉ phỉ, đắc đắc lai nam phương, yêu diệt khước giáo ngoại biệt truyền chi chỉ. Cập đáo Lễ Châu lộ thượng, vấn bà tử mãi điểm tâm. Bà vân: « Đại đức xa tử nội, thị thậm ma văn tự? » Sơn vân: « Kim Cương kinh sao sớ.» Bà vân: «Chỉ như Kinh trung đạo, quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc, Đại đức yêu điểm ná cá tâm? » Đức Sơn bị giả nhất vấn, trực đắc khẩu tự biển đảm, nhiên tuy như thị, vị khẳng hướng bà tử cú hà tử khước, toại vấn bà tử: « Cận xứ hữu thậm ma tông sư? » Bà vân: « Ngũ lý ngoại hữu Long Đàm hoà thượng. » Cập đáo Long Đàm, nạp tận bại khuyết, khả vị thị tiền ngôn bất ứng hậu ngữ. Long Đàm đại tự lân nhí bất giác xú, kiến tha hữu ta tử hoả chủng, lang mang tương ố thuỷ mạch nhất đầu nghiêu nghiêu sát. Lãnh dịa khán lai, nhất trường hảo tiếu.

 

  • TỤNG:

Văn danh bất như kiến diện,

Kiến diện bất như văn danh.

Tuy nhiên cứu đắc tị khổng,    

Tránh nại hạt khước nhãn tinh.

   

BÀI THỨ HAI MƯƠI TÁM

CÂY ĐUỐC CỦA LONG ĐÀM

 

  • CÔNG ÁN:

Ngài Đức Sơn tham hỏi ngài Long Đàm[1] cho đến tối. Sư nói:

      — Đã khuya, sao ông chưa về đi?

Đức Sơn vái chào vén rèm mà ra, thấy bên ngoài trời tối đen liền quay trở vào thưa:

      — Bên ngoài tối quá!

Sư thắp một cây đuốc giấy trao cho. Đức Sơn toan cầm lấy, Sư liền thổi tắt mất. Đức Sơn tỉnh ngộ, sụp lạy.

Sư nói:

     — Ông thấy được ý nghĩa chi?

Đức Sơn đáp:

     — Tôi từ nay trở đi hết nghi hoặc những lời dạy của chư hoà thượng trong thiên hạ.

Hôm sau Sư thăng đường nói:

     — Trong đây có một kẻ răng như rừng gươm, miệng như chậu máu, bị đánh một hèo mà chẳng quay đầu lại, mai kia mốt nọ leo lên đỉnh cao dựng đạo của ta.

Đức Sơn bèn đem mấy bộ sớ sao[2] đến trước pháp đường, cầm một bó đuốc giơ lên nói:

     — Hết thảy mọi biện giải cao thâm chỉ như một cái lông tơ nơi thái hư, hết thảy mọi yến quyết chỉ như một giọt nước đổ xuống vực.

Bèn đốt hết các bộ sớ sao rồi vái lạy mà đi.

 

  • LỜI BÀN:

Đức Sơn sau khi ra cửa, tâm hừng hực, miệng hằm hằm, dong ruổi về Nam, quyết tâm dập tắt yếu chỉ Giáo ngoại biệt truyền[3]. Trên đường đến Lễ Châu, Đức Sơn hỏi một bà lão để mua đồ ăn điểm tâm. Bà lão nói: « Trong xe của Đại đức có chở sách vở gì đó? » Đức Sơn đáp: « Mấy bộ sớ sao Kinh Kim Cương. »  Bà lão nói: « Cứ như trong kinh dạy, Tâm bữa qua bắt không được, tâm bữa nay bắt không được, tâm bữa mai bắt không được, vậy Đại đức điểm tâm là điểm cái tâm nào? »  Đức Sơn bị hỏi một câu như vậy mà vẫn không chịu chết quách đi trước câu nói của bà lão, lại còn hỏi bà: « Gần đây có Tông sư nào không? »  Bà lão đáp: « Cách đây ngoài năm dặm có hoà thượng Long Đàm. »  Đức Sơn bèn tới Long Đàm, giở hết trò bê bối, thiệt là cà kê dê ngỗng. Long Đàm thực như người thương con không sợ dơ xấu, thấy kẻ kia có đôi chút lửa, vội lấy nước dơ dập tắt liền. Bình tĩnh xét lại, thực đáng nực cười.

  

  • KỆ TỤNG:

Nghe tên chẳng được như nhìn mặt,

Nhìn mặt sao bằng nghe được tên.

Dẫu đã khai thông đường mũi nọ,

Ngặt rằng mắt ấy lại đui liền.


[1] Long Đàm: (?-?) Pháp danh Súng Tín, môn đệ của Thiên Hoàng Đạo Ngô và là thầy của Đức Sơn (779-865).

[2] Sớ sao: Sớ là chú giải, sao là sao lục. Sớ sao là những bản sao chép và chú giải của các Kinh, Luật, Luận.

[3] Giáo ngoại biệt truyền: Truyền riêng ngoài giáo điển. Ở công án thứ 6 của tập này, ta thấy Phật truyền tâm ấn cho Ngài Ca Diếp, đã  dùng yếu chỉ Giáo ngoại biệt truyền.